Phú Thiện, Gia Lai
Chào mừng bạn đã đến với Phú Thiện 4rum. Bạn là công dân PT? Bạn chưa phải là thành viên? Hãy đăng ký để có thể tham gia cùng với chúng tôi và thỏa sức với không gian giao lưu, kết bạn, học tập và giải trí.
Phú Thiện, Gia Lai
Chào mừng bạn đã đến với Phú Thiện 4rum. Bạn là công dân PT? Bạn chưa phải là thành viên? Hãy đăng ký để có thể tham gia cùng với chúng tôi và thỏa sức với không gian giao lưu, kết bạn, học tập và giải trí.

Phú Thiện, Gia Lai

Vì Một Phú Thiện Phát Triển, Hãy Đăng Nhập Mỗi Lần Vào Diễn Đàn
 
Trang ChínhTìm kiếmGalleryLatest imagesĐăng NhậpĐăng ký

Share | 
 

 BỘ BA BẤT KHẢ THI - AI THÍCH ĐỌC THÌ NHÀO ZÔ NHA!

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
gabongmss
Thường dân
Thường dân


Tâm trạng : Hạnh phúc
Tổng số bài gửi : 39
Điểm tích lũy : 77
Lần được Thanks : 6
Join Date : 21/04/2011
Tuổi : 33
Nhà ở : PT

BỘ BA BẤT KHẢ THI - AI THÍCH ĐỌC THÌ NHÀO ZÔ NHA! Empty
Bài gửiTiêu đề: BỘ BA BẤT KHẢ THI - AI THÍCH ĐỌC THÌ NHÀO ZÔ NHA!   BỘ BA BẤT KHẢ THI - AI THÍCH ĐỌC THÌ NHÀO ZÔ NHA! EmptyFri Jun 24 2011, 19:44

Bài này rất hay cho những ai học về Kinh tế nè

Lý thuyết bộ ba bất khả thi - The Impossible Trinity (hay Inconsistent Trinity hoặc Triangle of Impossibility) là một chính sách kinh tế quốc tế. Lý thuyết phát biểu rằng: một quốc gia không thể đồng thời thực hiện cùng một lúc 3 mục tiêu chính sách vĩ mô:
• Ổn định tỷ giá
• Tự do hóa dòng vốn
• Chính sách tiền tệ độc lập

“Bạn không thể có đồng thời tất cả: một quốc gia chỉ có thể chọn tối đa 2 trong 3. Nó có thể chọn một chính sách ổn định tỷ giá nhưng phải hi sinh tự do hóa dòng vốn tức là tiếp tục kiểm soát vốn (giống như Trung Quốc ngày nay), nó có thể chọn một chính sách tự do hóa dòng vốn nhưng vẫn tự chủ về tiền tệ, song phải để tỷ giá thả nổi (giống như Anh hoặc Canada), hoặc nó có thể chọn kiểm soát vốn và ổn định chính sách tiền tệ , nhưng phải thả nổi lãi suất để chống lạm phát hoặc suy thoái (giống như Achentina hoặc hầu hết Châu Âu)"-- trích lời đề tặng Robert Mundell - Paul Krugman, 1999.

Đây là mô hình lý thuyết rất phổ biến, gọi là mô hình Mundell- Fleming được Robert Mundell và Marcus Fleming phát triển trong những năm 1960. Và vào những năm 1980 khi vấn đề kiểm soát vốn bị thất bại ở nhiều quốc gia cùng với mâu thuẫn giữa việc neo giữ tỷ giá và chính sách tiền tệ độc lập ngày càng rõ ràng thì Lý thuyết bộ ba bất khả thi đã trở thành nền tảng cho kinh tế học vĩ mô của nền kinh tế mở.

Một kiểu khác của lý thuyết bộ ba bất khả thi rất được chú ý - với một chính sách ổn định tỷ giá hoàn hảo, với một tài khoản vốn mở (không bị kiểm soát) hoàn hảo, nhưng một quốc gia vẫn hoàn toàn không thể tự chủ chính sách tiền tệ. Những ví dụ lặp lại trên thế giới cho thấy ở những nơi và thời điểm mà tài khoản vốn bắt đầu được tự do , thì cùng lúc xuất hiện một chính sách tỷ giá cứng nhắc hơn và sự tự chủ về chính sách tiền tệ cũng giảm đi.

Song song với sự phát triển thương mại và dịch vụ trong thế giới hiện đại, kiểm soát vốn rất dễ bị lãng quên. Thêm nữa, vấn đề kiểm soát vốn còn thể hiện những thay đổi của quốc gia không đúng thực tế. Do vậy rất khó để một quốc gia có được một hệ thống kiểm soát vốn thật sự hiệu quả. Lý thuyết bộ ba bất khả thi khẳng định rằng: trong điều kiện ngày nay, một quốc gia phải lựa chọn giữa việc giảm thiểu sự thay đổi tỷ giá hoặc điều hành một chính sách tiền tệ độc lập ổn định. Nó không thể có đồng thời cả hai.

Tại sao lại có " bộ ba bất khả thi"?

Nếu nguồn vốn được tự do lưu chuyển thì khi đó có 2 trường hợp xảy ra: vốn đổ vào quá nhiều hoặc quá ít. Ta xét trường hợp dòng vốn chảy vào trong nước nhiều, khi đó, đồng nội tệ có sức ép lên giá. Để cố định tỷ giá, NHTW buộc phải mua ngoại tệ vào, bơm nội tệ ra. Động thái này sẽ làm cho lạm phát trong nước tăng. Khi đó, nếu chính sách tiền tệ là độc lập, để kiềm chế lạm phát, NHTW lại phải hút bớt tiền trong lưu thông. Như vậy, hành động ban đầu của NHTW và hành động về sau là mâu thuẫn nhau. Do vậy, bộ ba bất khả thi xuất hiện: NHTW không thể đồng thời cố định tỷ giá, thực hiện chính sách tiền tệ độc lập trong khi tự do hóa dòng vốn.

Kinh nghiệm áp dụng bộ ba bất khả thi của Trung Quốc:
Trung Quốc là một quốc gia áp dụng khá thành công bộ ba bất khả thi vẫn chưa tự do hóa dòng vốn. Trong những năm gần đây, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng với tốc độ rất nhanh, thặng dư thương mại với Mỹ trở thành vấn đề làm cho Mỹ rất lo ngại, gây sức ép để buộc Trung Quốc tăng giá đồng Nhân dân tệ.

Vấn đề đang làm đau đầu người Trung Quốc đã được giải quyết bằng cách chấm dứt hành động can thiệp tỷ giá (sterilization) của ngân hàng trung ương nước này (là việc nhằm vô hiệu hóa ảnh hưởng của sự can thiệp tỷ giá bằng cách tung ra các loại trái phiếu chính phủ để ngăn cung tiền tăng quá nhanh. Người dân Trung Quốc đang trở nên giàu có hơn và đang lập những kỷ mới về gửi tiết kiệm, trong bối cảnh những tài sản tiết kiệm này không dễ dàng gì đầu tư ra nước ngoài được (do tài khoản vốn của Trung Quốc vẫn bị kiểm soát chặt). Bởi vậy, như là một hậu quả tất yếu, lượng vốn nội địa khổng lồ này đã biến thành các khoản đầu tư làm tăng năng lực sản xuất trong nước đến mức quá lớn so với cầu nội địa. Trong khi đó, phần lớn nhất trong khối lượng dự trữ ngoại hối tăng lên là từ FDI chứ không phải từ thặng dư thương mại. Bởi vậy, đồng nhân dân tệ đã bị đặt dưới áp lực tăng giá và quá trình này có tính tự duy trì, đặc biệt kể từ khi cơ chế cố định tỷ giá NDT/USD được chuyển sang cơ chế cho phép tăng giá đồng nhân dân tệ từ từ so với đồng đôla từ năm 2005. Nắm giữ đồng nhân dân tệ đang có chiều hướng lên giá cũng chính là một cách đầu tư sinh lãi hiệu quả của dân chúng.
Nói cách khác, nhìn nhận đồng nhân dân tệ như một hàng hóa, và thặng dư cán cân thanh toán của Trung Quốc chỉ là sự phản ánh cầu lớn hơn cung: “Nếu anh tạo ra tiền trong trạng thái cân bằng thì lượng tiền tạo thêm này sẽ phá vỡ cân bằng đó, và dân chúng sẽ chi tiêu nhiều hơn, dẫn đến nhập khẩu nhiều hơn, và khả năng là lạm phát sẽ tăng lên. Nhưng nếu anh in thêm tiền để thỏa mãn nhu cầu tăng lên về tiền của dân chúng thì sẽ không có lạm phát nảy sinh từ việc này”, giáo sư Mundell lập luận.

Với hành động sterilization, Ngân hàng trung ương đã ngăn không cho cung tiền tăng lên mạnh để thỏa mãn nhu cầu về tiền của dân chúng, làm tiếp diễn tình trạng bất cân bằng này. Trong trạng thái cân bằng, kết quả của sự bão hòa về cầu đối với đồng nhân dân tệ là nhu cầu hàng hóa trong nước cũng như nhập khẩu sẽ tăng lên, làm giảm thặng dư thương mại của Trung Quốc với thế giới, nhất là với Mỹ. Tuy nhiên, trái với thông thường, giá cả nhiều loại hàng hóa đã giảm đi ở Trung Quốc vì các doanh nghiệp đã tăng quy mô sản xuất đón đầu lượng cầu hàng hóa mới tăng lên này mà không phải tăng giá bán do đã hạ được giá thành sản xuất nhờ đạt được kinh tế quy mô (economy of scale), nhờ đó vẫn giữ được biên độ lợi nhuận phù hợp. Vì thặng dư thương mại của Trung Quốc với Mỹ sẽ giảm đi nên áp lực chiến tranh thương mại với Mỹ cũng vì thế mà giảm đi.
Thực tế là mặc dù ngân hàng trung ương của Trung Quốc đã thực hiện sterilization nhưng lượng cung tiền (M2) vẫn tăng 17% so với mức tăng GDP 11%. Dù vậy, lạm phát ở Trung Quốc vẫn ở mức thấp. Hơn nữa, trong những thời điểm suy thoái nhẹ, áp lực giảm phát đã tăng lên ở Trung Quốc. Thêm một khác biệt là tình trạng quá “nóng” của kinh tế Trung Quốc không dẫn đến cầu tăng quá mạnh như với trường hợp của các nền kinh tế khác. Nói chính xác hơn thì nền kinh tế Trung Quốc vẫn phải đối mặt với vấn đề là nhu cầu trong nước ở mức yếu. Bởi vậy, khi cầu nội địa tăng lên thì họ dư sức tăng mạnh sản lượng và tức là tăng cung để làm bão hòa toàn bộ lượng cầu mới tăng lên này.
Tóm lại, cái gọi là “bộ ba bất khả thi” hoàn toàn có thể là “bộ ba khả thi” trong một số trường hợp. Nền kinh tế Trung Quốc là một minh họa rõ nét cho hiện tượng này.
Về Đầu Trang Go down
Ôsin_Phủ
Chủ tịch xã
Chủ tịch xã
Ôsin_Phủ

Tâm trạng : Cô đơn
Tổng số bài gửi : 194
Điểm tích lũy : 309
Lần được Thanks : -4
Join Date : 09/05/2011
Tuổi : 106

BỘ BA BẤT KHẢ THI - AI THÍCH ĐỌC THÌ NHÀO ZÔ NHA! Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: BỘ BA BẤT KHẢ THI - AI THÍCH ĐỌC THÌ NHÀO ZÔ NHA!   BỘ BA BẤT KHẢ THI - AI THÍCH ĐỌC THÌ NHÀO ZÔ NHA! EmptySat Jun 25 2011, 21:17

viết j mà nhìu wa đọc mỏi hít cả mắt hjhjhjjhhhhhhhjjjjjjjj :shock: :shock: :shock:
Về Đầu Trang Go down
nhatminhketban
Trưởng thôn
Trưởng thôn
nhatminhketban

Tâm trạng : Cô đơn
Tổng số bài gửi : 124
Điểm tích lũy : 158
Lần được Thanks : 1
Join Date : 11/03/2011
Tuổi : 34
Nhà ở : kp3-phu thien gia lai

BỘ BA BẤT KHẢ THI - AI THÍCH ĐỌC THÌ NHÀO ZÔ NHA! Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: BỘ BA BẤT KHẢ THI - AI THÍCH ĐỌC THÌ NHÀO ZÔ NHA!   BỘ BA BẤT KHẢ THI - AI THÍCH ĐỌC THÌ NHÀO ZÔ NHA! EmptySun Jun 26 2011, 13:34

oai đoc đau đầu wa clown
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




BỘ BA BẤT KHẢ THI - AI THÍCH ĐỌC THÌ NHÀO ZÔ NHA! Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: BỘ BA BẤT KHẢ THI - AI THÍCH ĐỌC THÌ NHÀO ZÔ NHA!   BỘ BA BẤT KHẢ THI - AI THÍCH ĐỌC THÌ NHÀO ZÔ NHA! Empty

Về Đầu Trang Go down
 

BỘ BA BẤT KHẢ THI - AI THÍCH ĐỌC THÌ NHÀO ZÔ NHA!

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 

 Similar topics

-
» Ai tín đồ FIFA Online thì nhào dô
» Đã lớn vẫn thích “bo xì”
» co ai yêu thich rap thi pm nha!
» Tau Thích Mi
» Tôi rất thích làm chuyện ấy...!!
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Phú Thiện, Gia Lai :: Học tập :: KHO TÀI LIỆU :: Kinh tế-
<Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất